Hiểu đúng về chữ, từ và ngữ

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai thành tố là tiếng nói (âm) và chữ viết. Tiếng nói là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Chữ viết là sự mã hóa tiếng nói để truyền cho những người không nghe được trực tiếp, như ở xa hay hậu thế. Tiếng nói thì tiếng Việt mượn khá nhiều âm của tiếng Trung Quốc (trên 60%), nhưng chữ viết thì chúng ta không còn viết như người Trung Quốc nữa.

Từ giữa thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu sử dụng chữ Quốc Ngữ (hệ chữ Latin) để viết. Chữ Quốc Ngữ do các giáo sĩ đạo Cơ Đốc (Kitô giáo) – đến từ phương Tây truyền đạo – sáng tạo ra. Với hệ chữ này thì mỗi một âm (tiếng) mà hóa bằng một từ, do các (40) chữ cái và (5) dấu câu ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn dùng hệ chữ tượng hình để viết. Hệ chữ tượng hình thì mỗi một âm mã hóa bằng một chữ (字 – đọc tự). Tức mỗi một “chữ” của họ tương đương với một “từ” (word) của ta.

1. Chữ

Chữ (tự) tiếng Trung là từ (word) trong tiếng Việt, chữ Trung là các ký tự của hệ chữ tượng hình. Một “chữ” tiếng Trung tương đương với một “từ” tiếng Việt. Ví dụ: chữ trong tiếng Trung (đọc là tử) là từ “Tử” trong tiếng Việt. Chữ này nghĩa là “con” hoặc “nhà thầy” – người đàn ông đức hạnh, có học vấn. Còn khi nói “chữ ” trong tiếng Việt là nói về các chữ cái: a, ă, â, b, c… Từ “Tử” do hai chữ “T”, “ư” và dấu hỏi ghép lại mà thành.

Đơn vị âm nhỏ nhất (âm vị) của tiếng Việt là chữ cái chứ không phải từ. Tuy nhiên, các âm (có nghĩa) sử dụng trong cuộc sống lại được mã hóa bằng các từ, chữ không phải chữ cái. Tuy nhiên, có những từ chỉ có một chữ cái như: a, e, ê, o, ô, u, ư như o là một cô gái ở miền Trung, u là mẹ ở miền Bắc… Tiếng Việt (phát âm) vay mượn nhiều từ tiếng Trung (lưu ý tiếng nói khác chữ viết), nên có sự khác nhau sau đây:

Chữ Quốc Ngữ thì phát âm thế nào viết thế ấy. Ví dụ: từ “hồ” – phát âm là “hồ” – “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” đều viết là “hồ” – do hai chữ “h”, “ô” và dấu huyền ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc dùng hệ chữ chữ tượng hình. Tiếng Trung Quốc phát âm như nhau (đồng âm) nhưng viết ra các chữ khác nhau, phải xem viết ra chữ nào mới dịch được nghĩa. Như ví dụ trên, trong tiếng Trung, ba chữ “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” viết khác nhau, lần lượt là (), () và ().

Thêm nữa, tiếng Trung lại có nhiều “chữ” có nhiều nghĩa khác nhau, như chữ (tử) ở ví dụ trên có đến hơn mười nghĩa: con trai, con cháu, giống cây, nhà thầy… Khổng Tử là ông thầy họ Khổng, Lão Tử là ông thày già… Phu tử là một người thày, từ này mang tính tôn kính, thường để gọi người thày có đức cao, đại diện cho một trào lưu nào đó trong lịch sử. Cũng đọc là “tử” nhưng nếu viết  lại có nghĩa là chết, viết là thì có nghĩa là yếu, kém…

2. Từ

Từ trong tiếng Việt có từ đơn và từ ghép. Nhiều người vẫn nhầm từ ghép là hai, ba từ. Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ “nghiêng” – có bảy chữ cái, từ ngắn nhất chỉ có một chữ cái đó là các từ như: o – cô gái, u – mẹ, y – hắn, nó…, một nghĩa khác của từ “y” là một ngành nghề chữa bệnh.

Ví dụ về từ ghép như từ “máy tính bảng” là một từ một ghép. Từ ghép không chỉ là ghép đôi, mà có thể còn là ghép ba, ghép bốn… Ví dụ: “máy tính xách tay” là từ ghép bốn. Nhưng đây cũng chỉ là một từ – mô tả một đồ vật mà thôi.

“Máy tính bảng” là từ chỉ cái máy tính bảng ngoài thực tế. Khi một người chưa biết máy tính bảng là gì. Họ chỉ vào nó và hỏi: “Đây là cái gì?”. Ta sẽ trả lời, nó là cái “máy tính bảng”. Từ đó, khi nói “máy tính bảng” người ta sẽ hiểu, vì đã hình dung được nó trong đầu.

Từ cũng có từ gốc và từ phái sinh. Ví dụ: từ “cái bát” là từ gốc, các từ “cái bát tô”, “cái bát con” là phái sinh của nó. Hay từ “máy tính” là từ gốc, các từ “máy tính bảng”, “máy tính xách tay”, “máy tính để bàn” là phái sinh của nó.

Thông thường, nghĩa của một từ sẽ có hai phần là nội hàm và ngoại diên. Tuy nhiên, với những từ gốc, thì nghĩa chỉ có nội hàm, không có ngoại diên. Với những từ phái sinh, thì nghĩa sẽ có đầy đủ cả hai phần nội hàm và ngoại diên.

Ví dụ: “Máy tính bảng” là từ phái sinh của từ “máy tính”. “Máy tính bảng là cái máy tính được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ dàng mang đi và sử dụng. Người dùng máy tính bảng tương tác với nó bằng cách nhấn vào màn hình cảm ứng”. Đó là định nghĩa về cái máy tính bảng.

Xin nhớ cho là, bên trên là “định nghĩa” về máy tính bảng, chứ không phải là “khái niệm” về nó. Vì máy tính bảng là một vật hữu hình, cụ thể, ta có thể nhìn thấy, cầm lấy nên ta có thể định nghĩa – cho từ mô tả nó – được. Còn khái niệm là khi ta muốn xác định nghĩa cho những từ chỉ những thứ vô hình, trừu tượng, khó hình dung…

Cũng xin nhớ cho là từ “máy tính bảng” viết trên giấy và âm “máy tính bảng” ta nói ra miệng là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là từ (ghép gồm ba từ đơn) ta viết trên giấy, còn một đằng là ba âm thanh (tiếng nói) ta phát âm ra miệng.

Trong từ ghép “máy tính bảng” đó, thì phần “là một chiếc máy tính” là nội hàm. Tức nó là một chiếc máy tính: một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Người ta dùng nó để học tập, làm việc và giải trí. Còn lại, phần từ đơn “bảng” là ngoại diên.

Trong định nghĩa “máy tính bảng”, khi sử dụng nội hàm của từ “máy tính”, thì người ta không cần phải viết lại đoạn: “là một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin” nữa. Còn ngoại diên “bảng” được hiểu là: “được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ mang đi và sử dụng”. Đây là đặc thù riêng, mở rộng thêm của máy tính bảng.

Và cuối cùng, “máy tính bảng” là một từ, chứ không phải là một khái niệm như nhiều người vẫn tưởng. Khái niệm và định nghĩa là hai động tác làm rõ nghĩa cho các từ ngữ.

3. Ngữ

Ngữ có hai loại là tục ngữ và thành ngữ.

1. Tục ngữ là những cụm từ đúc kết kinh nghiệm, tri thức trong dân gian từ đời này sang đời khác. Đó là những câu nói ngắn gọn, súc tích nên dễ nhớ, dễ truyền. Tục ở đây không phải là nói tục, mà là nói thật, mộc mạc, dân dã… Đó là các câu như: nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, đàn gảy tai trâu, dĩ hòa vi quý, kiến giả nhất phận… Là sự đúc kết các kinh nghiệm.

2. Thành ngữ là những cụm từ đã hình thành được một tứ văn, và được cả cộng đồng công nhận. Thành ngữ thường ngắn gọn, súc tích và được dùng trong giao tiếp cho tiện, chứ không có việc đúc rút kinh nghiệm để giáo dục ở bên trong. Đôi khi ý muốn nói của thành ngữ lại khác xa với nghĩa của những từ cấu thành lên nó.

Có thể liệt kê ra rất nhiều thành ngữ như: vô hình trung, cao chạy xa bay, vô tiền khoáng hậu, vô thưởng vô phạt, ăn nên làm ra, tha hương cầu thực, gầm cầu gầm cống, lông gà lông vịt… Ta thấy, thành ngữ chỉ dùng để diễn đạt khi nói hoặc viết, chứ không có đúc rút kinh nghiệm để giáo dục.

Dưới đây là ví dụ về một tình huống có sử dụng thành ngữ: Một anh chàng thành thị về ra mắt bố mẹ người yêu ở quê. Thấy vườn đẹp quá, anh ta trầm trồ khen: “Vườn nhà mình đẹp quá bác ạ, rau cứ xanh mơn mởn!” Bố cô gái trả lời: “Còn phải bảo!”. Nếu là một người nước ngoài hoặc là người khác vùng, thì anh chàng kia sẽ không hiểu bố bạn gái mình nói gì, anh ta sẽ không hiểu câu đáp của ông để mà nói chuyện tiếp.

Tục ngữ và thành ngữ khác nhau ở các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Hàng ngày, trong cuộc sống, ở khắp mọi nơi, chúng ta vẫn sáng tạo ra ngữ mới như: ông chú Viettel, vẫn chưa bị bắt, đúng quy trình, như đúng rồi, thông chốt, tự sướng, động cơ là gì, bánh mì không phải lương thực, ông ngoại…

Giới thiệu Thành
Hòa khí sinh tài

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.