Tại sao văn học lại là nhân học?

Viết là ghi ra dòng suy tưởng. Mà dòng suy tưởng của ta chính là con người ta. Mỗi một người đến với cuộc sống bằng một hoàn cảnh khác nhau, rồi từ đó mà có những trải nghiệm khác nhau, cuối cùng hình thành những nhân cách khác nhau. Đó là những cái tôi riêng biệt, bản ngã rất khác nhau.

Dòng suy tưởng của mỗi người là dòng ngôn ngữ chảy bên trong não của họ. Mà ngôn ngữ lại quan hệ chặt chẽ với văn hóa. Văn hóa của mỗi dân tộc lại được định hình bởi khí hậu, thổ nhưỡng, cơ địa con người… Cho nên người dân của các dân tộc khác nhau có thể có những luận giải rất khác nhau về những vấn đề của cuộc sống.

Tuy vậy nhưng những giá trị phổ quát của nhân loại như chân thiện mỹ, lòng vị tha, bao dung, trắc ẩn của các dân tộc, quốc gia, tôn giáo về cơ bản là giống nhau. Cho nên văn học nói riêng và văn hóa nói chung của các quốc gia, dân tộc rất cần giao lưu với nhau. Giao lưu để hiểu nhau, hiểu nhau thì mới yêu thương nhau được, mới sống chung với nhau được.

Viết không phải là kĩ năng mà đó là nhân cách. Người thế nào thì viết thế ấy. Nội dung và hình thức văn bản của mỗi người cho biết nhân cách của họ. Vậy nên văn học là nhân học, tức học văn là học cách làm người. Con người chỉ cần có cảm tính là có thể giỏi được toán, nhưng phải cần đến lý tính để giỏi văn.

Giới thiệu Thành
Hòa khí sinh tài

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.