Chủ tịch là người sáng lập?

Từ ghép chủ tịch (chữ 主席), thì từ tịch (chữ 席) là cái chiếu, chủ tịch nghĩa đen là người ngồi đầu chiếu, về sau xã hội phát triển lên thành bàn gỗ thì là người đầu bàn, nếu cái bàn đó là hình chữ nhật. Nghĩa bóng là người đứng đầu, có quyền đưa ra quyết định cuối cùng quan trọng nhất của cái chiếu hay cái bàn đó. Và tất nhiên, cũng thường là người chi tiền cho các hoạt động của cái chiếu hay cái bàn đó.

Các chức chủ tịch hay gọi khác đi là chủ nhiệm, hiệu trưởng, giám đốc, tổng bí thư của các tập thể từ trước đến nay ở Việt Nam đều là như vậy và chúng ta không thấy có vấn đề gì với chuyện này. Nhưng không hiểu từ đâu và từ bao giờ, nội hàm của từ chủ tịch được bổ sung vào một ý là: chủ tịch phải là người sáng lập ra tổ chức hay tập thể đó. Tức phải là người sáng lập mới được gọi là chủ tịch. Đây là sự mở rộng mang tính đặc thù.

Nếu những ai sáng lập ra một tổ chức nào đó mới được gọi là chủ tịch, thì chủ tịch nước Việt Nam bây giờ đâu phải là người sáng lập ra nước Việt Nam? Chủ tịch thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đã Nẵng, Cần Thơ đâu phải là người sáng lập ra các thành phố này. Từ ngữ của chúng ta, ở mỗi quốc gia hay tổ chức, được bổ sung thêm nội hàm một cách chuyên biệt khá thú vị. Tôi không phê phán điều này, chỉ phân tích chúng.

Chính vì bổ sung thêm vào nội hàm nên mới sinh ra nhiều chuyện có người nhường nhau hay tranh nhau chức chủ tịch, tùy vào thực quyền hiến pháp và pháp luật cấp cho chức danh đó ở mỗi đất nước. Tất nhiên, người tham vọng muốn chức danh có thực quyền nhiều hơn, dù tên chức danh đó được gọi thế nào thì gọi. Còn những người an phận hay thua trong các cuộc thỏa hiệp, thì ngồi vào chức danh ít quyền lực hơn, dù tên gọi chức danh đó nghe khá kêu cho có vẻ hoành tráng.

Giới thiệu Thành
Hòa khí sinh tài

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.